Điều đáng nói,ộiphạmnhắmvàongườigiàredflag thủ đoạn này rất cũ nhưng tội phạm đang nhắm vào nạn nhân mới, đó là những người lớn tuổi.
Một cụ ông 80 tuổi ở H.Thanh Chương (Nghệ An) vừa bán mảnh đất để dành tiền phòng thân tuổi xế chiều thì bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là cán bộ công an đang điều tra vụ án ma túy, thông báo có một tài khoản ngân hàng nghi ngờ có liên quan đến cụ. Để chứng minh mình trong sạch, cụ đã làm theo hướng dẫn của "cán bộ điều tra", chuyển 470 triệu đồng tiền tiết kiệm vào một tài khoản được chỉ định để "tạm giữ" và "sẽ chuyển trả lại nếu cụ không liên quan đến vụ án". Kết quả, cụ bị mất sạch số tiền phòng bị cho tuổi già.
Với thủ đoạn tương tự, nhiều người lớn tuổi khác ở huyện này, trong đó có cả giáo viên nghỉ hưu, bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Tội phạm lợi dụng mạng xã hội, sử dụng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để gọi video cho nạn nhân, khi nhìn thấy trang phục công an, viện kiểm sát, những người lớn tuổi thường cả tin, không nghĩ đó là những kẻ lừa đảo và cứ răm rắp thực hiện theo sự chỉ dẫn của chúng…
Chia sẻ với người viết, một lãnh đạo Công an H.Thanh Chương cho hay công an đã phát đi nhiều thông báo cho người dân về các thủ đoạn lừa đảo này. Tuy nhiên, những người lớn tuổi có thể do chưa tiếp cận được thông báo hoặc thủ đoạn lừa đảo quá tinh vi nên vẫn bị mắc bẫy. Việc điều tra truy tìm các nhóm tội phạm này rất khó khăn vì hầu hết chúng thực hiện hành vi này từ nước ngoài.
Thời gian qua, những người lớn tuổi ở Nghệ An bị nhiều nhóm bán hàng gia dụng đến dụ dỗ, lừa phỉnh bán hàng trực tiếp với giá đắt gấp nhiều lần so với thị trường. Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, tình trạng này đã giảm thì những người già lại thành nạn nhân của bọn tội phạm lừa đảo qua mạng. Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền và đoàn thể, nhiều người lớn tuổi khác có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo của thủ đoạn lừa đảo tinh vi này.