Không gian thoát lũ bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê. Đây là vùng đặc biệt quan trọng để thoát lũ,Đừngđểnướcđếnchânmớinhảfive88 chứa lũ cho sông, góp phần bảo vệ an toàn cho hệ thống đê điều. Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm lên nhanh, có nhiều ngọn, nhiều đỉnh kế tiếp nhau. Vậy nên, không gian thoát lũ sông Hồng càng đóng vai trò quan trọng.
Những năm gần đây, sông Hồng chưa xuất hiện lũ lớn. Dù vậy, biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, mưa lũ cực đoan, mưa lũ lịch sử có thể xuất hiện. Nếu không gian thoát lũ sông Hồng vẫn bị "băm nát", thu hẹp, không đảm bảo thì sẽ gia tăng sức ép, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống đê.
Khảo sát của phóng viên Thanh Niênvà những con số biết nói từ thống kê của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) khiến dư luận giật mình: Từ năm 2018 - 2022, tổng số vụ vi phạm về không gian thoát lũ sông Hồng trên địa bàn Hà Nội là 458, đã xử lý 76 vụ, tồn đọng 382 vụ (83,4%). Trong 10 tháng năm 2023, Hà Nội xảy ra 43 vụ vi phạm nhưng chỉ xử lý được 5 trường hợp, còn tồn đọng 38 vụ.
Đáng nói, hiện nay mỗi mét vuông nhà xưởng dựng lên ở không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội được tính với giá trung bình từ 40.000 - 50.000 đồng/tháng. Trong khi mỗi địa phương vi phạm có đến vài chục nhà xưởng, mỗi nhà xưởng rộng hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông, số tiền mà các ông chủ cho thuê nhà xưởng trên đất bãi sông Hồng thu về là rất "khủng".
Không gian thoát lũ sông Hồng ngày càng bị "bóp nghẹt" nhưng túi của mỗi ông chủ ngày càng phình to theo năm tháng. Còn chính quyền địa phương, nơi có quỹ đất bãi ngoài đê, lại không thu được một đồng tiền thuế nào cả.
Sự tồn tại của những dãy nhà xưởng vi phạm với quy mô lớn, rầm rộ như thế ai cũng biết. Thậm chí, những giao dịch sang nhượng, thuê xưởng diễn ra công khai, dễ như mua mớ rau ngoài chợ… Vậy mà vẫn có địa phương "không nắm được" khiến Trưởng phòng Quản lý đê điều (Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai) Trần Công Tuyên phải thốt lên: "Đổ một xe cát xây công trình là có người vào xử lý rồi. Vậy tại sao các công trình xây dựng trong không gian chứa lũ, thoát lũ sông Hồng mà lại bảo không biết?".
Phó chủ tịch một địa phương có số công trình vi phạm dẫn đầu Hà Nội chỉ ra một lý do khiến chính quyền bất lực trong việc quản lý, đó là "nhà họ làm được, nhà tôi cũng làm được". Nếu các tỉnh, thành khác cũng vin vào lý do như trên thì không gian thoát lũ của sông Hồng sẽ bị băm nát như thế nào?
Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai từng cảnh báo: "Nếu xảy ra một trận lũ lớn gây vỡ đê sẽ xóa sổ và kéo lùi sự phát triển hàng trăm năm". Với những vi phạm đối với không gian thoát lũ sông Hồng như nêu trên, Hà Nội cần sớm vào cuộc xử lý rốt ráo và có các biện pháp ngăn chặn vi phạm tái diễn. Có như vậy, "bức tường thành" bảo vệ hơn 8 triệu người dân ở thủ đô mới ngày một vững chắc.
Hà Nội, đừng để nước đến chân mới nhảy.